MÈO GẤM
Khi nhắc đến mèo, ta thường hay nghĩ về chúng như 1 loài động vật đáng yêu của gia đình. Chính vì thế mà có lẽ, chẳng ai nghĩ đến việc sẽ có ngày nó tuyệt chủng hay biến mất. Nhưng thật ra, có đến 3 loài mèo được kể tên trong sách đỏ Việt Nam. 1 trong số đó là mèo Gấm Ocelot.
Mèo gấm Ocelot, còn được biết đến với cái tên Leopardus pardalis, Pardofelis marmorata hoặc mèo cẩm thạch. Chúng mình xuất hiện nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á. Điểm nổi bật nhất của chúng chính là bộ lông tuyệt đẹp được thừa hưởng từ dòng báo lửa.
1. Giới thiệu
Cùng với mèo lửa xứ Borneo Pardofelis badia, mèo gấm đã hợp thành chi Pardofelis. Mèo Gấm Ocelot có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ, Trung Mỹ, Tây Nam, Hoa Kỳ và Mexico cùng với các đảo ở vùng Caribe. Tuy nhiên, hiện nay mèo Gấm đã có mặt tại các quốc gia vùng Đông Nam Á. Cụ thể như ở Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia, Malaysia, …
Dù là giống mèo rừng và có phần hoang dã, tuy nhiên ngoại hình mèo gấm lại nhỏ nhắn xinh xắn không kém cạnh gì các bạn mèo nhà được thuần dưỡng.
Loài mèo gấm sở hữu 1 vẻ ngoài bắt mắt nhờ màu trắng hoặc vàng nhạt được điểm xuyết dưới cằm và dưới môi đầy ấn tượng. Không chỉ vậy, sau tai đều có 1 vài đốm trắng như đặc trưng riêng.
Ngoài ra, phần lông cũng là điểm nổi bật của mèo gấm. Nếu để miêu tả bộ lông này 1 cách ngắn gọn nhất thì chính là “sang- xin-mịn”. Sự mềm mại, mềm mượt, bó sát cơ thể đã khiến bộ lông của chúng đẹp hơn bao giờ hết. Màu sắc của lông chính là sự pha trộn giữa vàng nhạt và những đốm nâu đậm.
Đặc biệt, đôi mắt nâu của chúng khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ phản chiếu thành ánh vàng thẩm vô cùng đặc biệt đó.
Vì thường bị con người săn bắt nên mèo gấm khá dè dặt trong việc tiếp xúc với con người. Mèo Gấm thường hoạt động săn mồi khi hoàng hôn đã buông xuống. Mỗi động tác di chuyển cũng đều rất nhẹ nhàng, tránh sự chú ý.
Mèo Gấm thường ăn thịt sống và những động vật khác có kích thước bé như: chuột, cá, bò sát… Tuỳ vào đặc điểm khí hậu và địa hình ở từng khu vực mà thức ăn của chúng mình có thể khác nhau. Ví dụ như ở Venezuela, vào mùa khô, ốc sên là khẩu phần ăn chính hàng ngày của mèo Gấm. Ngược lại ở mùa mưa cua đất hoặc cá là lương thực xuyên suốt mỗi ngày.
2. Thực trạng
Có thể thấy, mèo gấm là giống mèo vô cùng đặc biệt. Cũng chính bởi sự đặc biệt ấy mà chúng trở thành mục tiêu của nhiều người mong muốn làm giàu nhờ thương mại.
Mặc dù Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN đã thống kê số lượng mèo Gấm trên toàn thế giới chỉ còn 10.000 con và đưa ra giải pháp bảo tồn. Tuy nhiên, vì lợi ích, rất nhiều người vẫn đang bất chấp luật pháp tìm bán mèo Gấm và săn bắt.
Số lượng mèo Gấm đã từng suy giảm nghiêm trọng trong tự nhiên, đặc biệt vào những năm 1960 và 1970 khi chúng được săn lùng ráo riết, có tới 200,000 bộ da được mua bán mỗi năm. Cùng với đó là phong trào bắt Ocelot hoang dã làm thú cưng.
Nhận thấy được thực trạng ấy, mèo Gấm đã được đưa và Sách đỏ Việt Nam và Nhóm IB Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
3. Giải pháp
Như vậy, mỗi chúng ta cần ý thức hơn, cần kiểm soát chặt chẽ việc săn bắt và buôn bán động vật rừng, bảo vệ tốt nguồn con mồi trong các khu rừng có mèo gấm sinh sống. Chỉ có như vậy thì giống mèo xinh đẹp này mới có thể tồn tại, thiên nhiên và động vật Việt Nam nói chung, toàn cầu nói riêng mới không bị hủy hoại. hãy cùng XA-nh chung tay bảo vệ mèo gấm nói riêng và những loài động vật khác nói chung nhé!