Nếu nói đến Mang lớn thì chắc hẳn là mọi người chưa có thể chưa nghe đến đúng không? Nhưng nếu nhắc đến “con hoẵng, con kỷ, con mển, mễn…” thì chắc là mọi người đã nghe qua phải không ạ? Hôm nay XA-nh sẽ giới thiệu cho mọi người về con vật mang rất nhiều cái tên và tên chuẩn của nó cũng sẽ tội tụ đầy đủ, mang đầy đủ luôn ạ: Mang lớn.
MANG LỚN
1. Giới thiệu
Mang lớn, còn gọi là hoẵng, kỉ, mển hay mễn. Ngoài ra có một cái tên mỹ miều là mang Vũ Quang, nó có tên khoa học là Megamuntiacus vuquangensis Do Tuoc et all, 1994. Nó thuộc chi Muntiacus và trong họ hươu nai Cervidae. Tên khoa học có số 1994 là vì Mang lớn được các nhà khoa học biết đến từ năm 1994 và chỉ được tìm thấy trong dãy núi Trường Sơn, nơi giáp ranh giữa Lào và Việt Nam. Mang rừng được coi là loài hươu cổ nhất, chúng xuất hiện trên Trái đất vào khoảng 15- 35 triệu năm trước.
Nó có tên là mang lớn nên trọng lượng cơ thể đạt 40- 50kg. Nó có đặc điểm nhận dạng là cặp sừng khá lớn trong các loài mang, dài từ 28- 30cm và có nhánh. Nhánh chính dài từ 14 – 25cm, nhánh phụ từ 8 – 13cm và phần đế ngắm chỉ khoảng 3 – 7cm.
Mang lớn có lông mượt màu nâu bóng, nhiều sọc đen chạy xuống đế gạc phía trong trán từ những nhánh gạc nhỏ đến suốt tuyến ở trước trán. Tuyến trán của chúng nhô ra, dài khoảng 2cm, bờ mi không có lông và gấp lên. Dọc tuyến trán, mang lớn có ít lông mịn màu đen và phía sau có hàng lông dài quanh tuyến lệ. Tuyến lệ của chúng có một dải lông mịn màu sẫm. Màu lông phần bụng nhạt hơn so với phần lưng. Từ cổ xuống lưng chúng có một sọc màu sẫm. Lông đuôi có một túm màu sẫm, phần phía dưới là màu trắng.
2. Thực trạng
Theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Mang lớn được xếp hạng ở mức độ: Sẽ nguy cấp (VU), theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP: Mang lớn thuộc Nhóm IB. Ông Đinh Văn Hồng - Phó giám đốc phụ trách BQL Vườn quốc gia (VQG) Sông Thanh, cho biết:” Tuy loài Mang lớn được đánh giá là loài nguy cấp nhưng cho đến nay tại Việt Nam, chúng ta vẫn chưa có một chiến lược bảo tồn cụ thể nào để bảo vệ các quần thể Mang lớn đang có nguy cơ tuyệt chủng này”.
Như mình đã nói ở trên, Mang lớn được các nhà khoa học biết đến vào năm 1994 nhưng tình trạng săn bắt trái phép đã khiến cho loài này bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 2016, do số lượng quần thể bị suy giảm quá mức, chủ yếu do đặt bẫy, trạng thái của loài mang lớn đã được chuyển từ bị đe dọa thành bị đe dọa nghiêm trọng trong Sách đỏ của IUCN về các loài bị đe dọa. Các khu rừng của miền Trung Việt Nam đang phải đối mặt với nạn đặt bẫy phổ biến và tinh vi.
Ông Nguyễn Văn Thái – Đại diện tổ chức Save Vietnam Wildlife (Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã) cho biết, rất nhiều khu vực Mang lớn đang sinh sống có nhiều bẫy dây hay dùng súng săn bắn của người dân. Đã có rất nhiều cá thể Mang lớn đã bị dính bẫy và chết được tìm thấy. Vì thế, chủng loài này đang ở bên bờ vực tuyệt chủng.
3. Giải pháp
Để tránh tình trạng săn bắt động vật hoang dã thì không còn cách nào khác là phải tăng cường tuần tra, bắt, gỡ bẫy, xử lý các hành vi vi phạm. Tuyên truyền cho người dân hiểu rõ giá trị của sự đa dạng sinh học mà chúng ta đang có. Để thực hiện điều này thì chính quyền, người dân, công an, kiểm lâm… cũng buộc phải vào cuộc, tạo sinh kế để người dân thoát ly khỏi rừng. Năm 1992, chúng ta lần đầu tiên phát hiện được cá thể Sao la tồn tại trên dãy Trường Sơn. Tuy nhiên, đến nay Sao la hầu như đã vắng bóng. Chúng ta phải tránh để Mang lớn lặp lại tình trạng như đã từng với loài Sao la.
Việc thành lập mạng lưới liên kết bảo tồn Mang lớn Việt Nam được mọi người đồng ý, hướng đến trong tương lai có một mạng lưới đủ mạnh để bảo tồn không chỉ Mang lớn, Sao la mà còn là những động vật quý hiếm khác.